Sang trọng, hiện đại và đẳng cấp là cảm giác mà chỉ cổng nhôm đúc Thành Nam mới có thể mang lại cho ngôi nhà của gia chủ. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều khách hàng tìm đến đơn vị để đặt làm cổng nhằm tạo điểm nhấn hoàn hảo cho không gian sống. Cũng là cổng nhôm đúc nhưng quy trình sản xuất cổng nhôm đúc Thành Nam có gì khác biệt mà có được lượng lớn khách hàng tin tưởng sử dụng như vậy? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bước 1: Tạo khuôn mẫu
Trước tiên, Nhôm Đúc Thành Nam sẽ tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng về mẫu thiết kế (kiểu dáng, kích thước), và số đo. Khi mẫu thiết kế đã hoàn thiện, thợ sẽ tiến hành khởi động máy CNC để thực hiện quá trình cắt tự động theo bản vẽ được lưu trên máy tính.
Máy CNC sẽ tự động hóa các bước gia công, đảm bảo độ chính xác và hiệu quả trong từng chi tiết.
Sau đó, thợ thủ công sẽ cắt tỉa lại các chi tiết để đảm bảo khuôn sắc nét, thành phẩm không bị các chi tiết thừa.
Các vật mẫu sau khi cắt được gắn trên một mặt phẳng và được bao phủ bởi màng mỏng PVC bằng phương pháp gia nhiệt giúp tăng cường độ bám dính của màng lên bề mặt, giảm thiểu nguy cơ bong tróc hoặc mất chất lượng theo thời gian.
- Sử dụng loại sơn đặc biệt có khả năng chống cháy cát, chịu được nhiệt độ cao để phủ ngoài khuôn mẫu.
- Sấy khô lớp sơn và đặt hòm khuôn trống lên và tiến hành rắc cát rồi nén chặt.
- Lấy màng mỏng phủ lên bề mặt cát và dùng máy hút chân không hút hết không khí trong khuôn cát. Nhấc khuôn khỏi vật mẫu, đảo mặt khuôn và đặt ở vị trí cố định.
Thực hiện tương tự với nửa khuôn còn lại. Sau khi hoàn thành thì ghép 2 hòm khuôn lại với nhau, cố định bằng chốt. Nửa khuôn phía trên thường có 1 lỗ thoát khí và 2 phễu dùng để rót kim loại dạng lỏng.
2. Bước 2: Nấu kim loại
Nhôm đúc Thành Nam sử dụng hợp kim nhôm chất lượng cao, đảm bảo độ bền và khả năng chống ăn mòn. Nguyên liệu được chọn lọc kỹ càng, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để đảm bảo sản phẩm có tuổi thọ lâu dài và tính thẩm mỹ cao.
- Nguyên liệu chính cho quá trình nấu kim loại là nhôm 90 – 95%, ngoài ra còn tỉ lệ nhỏ các nguyên liệu khác.
- Kim loại được nấu chảy thành dạng lỏng trong lò nấu với nhiệt độ khoảng 700 – 800 °C
- Suốt quá trình nấu kim loại, cần có sự theo dõi nhiệt độ cẩn thận để có được thành phẩm tốt nhất làm đúc cổng.
3. Bước 3: Đúc sản phẩm
Sau khi nhôm đã được nấu chảy và xử lý sẽ được đổ vào khuôn để tạo hình cổng nhôm đúc.
Tại Nhôm Đúc Thành Nam, cổng nhôm được thực hiện 100% công nghệ đúc chân không tại làng nghề Hải Vân Hải Hậu Nam Định. Nghệ nhân thực hiện đúc đều có 11-12 năm kinh nghiệm và đã thực hiện hơn 4000 công trình. Vì vậy có thể dễ dàng tạo ra những mẫu cổng có chi tiết phức tạp với độ chính xác cao.
- Sau khi nhôm đã được nấu chảy và làm sạch tạp chất, nó sẽ được đổ vào khuôn đúc đã được thiết kế sẵn. Quá trình này cần phải được thực hiện nhanh chóng và chính xác để đảm bảo nhôm lấp đầy khuôn một cách đồng đều.
- Sử dụng máy hút chân không để rút không khí trong quá trình đúc khuôn, khắc phục tình trạng bọng nước hoặc thiết hụt chi tiết ở đường kỹ thuật.
Tuy nhiên phương pháp đúc chân không dùng loại khuôn một mặt. Vì vậy, người thợ đúc phải là người có kinh nghiệm, tay nghề và sự khéo léo trong việc kiểm soát tỷ lệ vật liệu gia công, độ đồng đều về độ dày ở cả hai bề mặt sản phẩm.
Xem video quy trình sản xuất chi tiết tại đây
4. Bước 4: Làm nguội
Đây là công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất công nhôm đúc. Sau khi nhôm đã được đổ vào khuôn và tạo hình, sản phẩm cần thời gian để nguội tự nhiên. Quá trình này cho phép kim loại từ từ hạ nhiệt, giúp giảm căng thẳng bên trong và tránh hiện tượng nứt hay biến dạng.
|
Ở giai đoạn này, sản phẩm chỉ đạt khoảng 95% độ sắc sảo ở mọi góc cạnh và hoa văn. Một số chỗ có thể xuất hiện các khiếm khuyết nhỏ, chưa đạt yêu cầu về độ trơn láng như mong muốn. Do vậy, sản phẩm cần trải qua quy trình cắt bỏ những phần thừa, tiếp theo là các bước mài và đánh bóng để hoàn thiện bề mặt.
5. Bước 5: Vệ sinh
Sau khi sản phẩm đã nguội, thợ sẽ sử dụng công cụ chuyên dụng để loại bỏ các tạp chất như bụi bẩn, dầu mỡ và bất kỳ vật liệu thừa nào còn sót lại trên bề mặt cổng. Công đoạn này giúp đảm bảo sản phẩm sạch sẽ và sẵn sàng cho các bước tiếp theo.
6. Bước 6: Gia công cơ khí hoặc mài, đánh bóng…
Sau khi được vệ sinh, cổng nhôm đúc sẽ được chuyển sang công đoạn gia công cơ khí, màu và đánh bóng:
Gia công cơ khí:
- Cắt bỏ các phần thừa, giúp sản phẩm đạt được hình dáng và kích thước chính xác theo thiết kế.
- Khoan lỗ (nếu sản phẩm yêu cầu), các lỗ sẽ được khoan để lắp đặt hoặc ghép nối.
Mài:
- Mài thô: Sử dụng các loại đĩa mài có độ nhám khác nhau để loại bỏ những điểm không đều và các khiếm khuyết trên bề mặt.
- Mài tinh: Sau khi mài thô, sản phẩm sẽ được mài tinh để tạo ra bề mặt mịn hơn, giúp tăng cường độ bóng và giảm thiểu các vết xước.
Đánh bóng: Sử dụng máy đánh bóng kết hợp với các loại bột đánh bóng giúp tạo ra bề mặt nhẵn bóng cho sản phẩm. Quy trình này không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp bảo vệ bề mặt khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường.
7. Bước 7. Sơn hoàn thiện
Cổng nhôm đúc sẽ được sơn phủ 7 lớn bao gồm lớp epoxy, 1 lớp sơn đồng, 1 lớp bóng đồng, 1 lớp nhũ, 2 lớp bóng ngoài cùng để bảo vệ và tăng độ bền cho cổng. Nhờ điểm này mà công nhôm đúc Thành Nam có sử dụng nhiều năm vẫn giữ được độ mới như ban đầu.
Tất cả các loại sơn Thành Nam sử dụng đều là các loại sơn tĩnh điện hoặc sơn nước chất lượng cao (Sơn Mipa của Đức, sơn Siken nhập khẩu), có khả năng chống ăn mòn và chịu được tác động của thời tiết.
8. Bước 8: Bàn giao và lắp đặt
Trước khi bàn giao, đội ngũ kỹ thuật sẽ kiểm tra kỹ sản phẩm để đảm bảo mọi chi tiết đều hoàn hảo, tính toàn vẹn của lớp sơn, các hoa văn, và các chi tiết kỹ thuật.
Sau khi được kiểm tra, sản phẩm sẽ được vận chuyển đến nơi khách yêu cầu và thực hiện lắp đặt. Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lại mọi vị trí mối nối, bản lề và cơ chế đóng mở để đảm bảo chúng hoạt động tốt. Khi hoàn tất lắp đặt và kiểm tra, sản phẩm sẽ được bàn giao cho khách hàng.
Dịch vụ bảo hành tại Nhôm Đúc Thành Nam bao gồm:
- 10 năm phần nhôm
- 5 năm phần sơn
9. Một số câu hỏi về quy trình sản xuất cổng nhôm đúc
Nhôm được sử dụng trong sản xuất cổng có thành phần như thế nào?
Nhôm được sử dụng trong sản xuất cổng thường là hợp kim nhôm với tỉ lệ nhôm 90 – 95%. Hợp kim nhôm được lựa chọn tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của cổng như độ bền, trọng lượng, và khả năng chống ăn mòn. Nhôm Đúc Thanh Nam có bảng kiểm tra thành phần nhôm để khách hàng tham khảo.
Thời gian sản xuất cổng nhôm đúc bao lâu?
Thời gian sản xuất cổng nhôm đúc có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thiết kế cụ thể của cổng, quy trình sản xuất, và khối lượng đơn hàng. Thường các công trình lớn thi công trong 2 tháng. Còn công trình ít 1 bộ cổng thi công khoảng 25 đến 30 ngày từ khi nhận thông tin đến lắp đặt.
Chất lượng cổng nhôm đúc thành phẩm được đánh giá theo tiêu chí gì?
Chất lượng cổng nhôm đúc thành phẩm thường được đánh giá dựa trên một số tiêu chí quan trọng, bao gồm:
- Chất liệu: phải sử dụng hợp kim nhôm có tỉ lệ nhôm 90 – 95%, có khả năng chống ăn mòn và độ bền cao, đảm bảo sản phẩm có tuổi thọ lâu dài.
- Độ hoàn thiện bề mặt: Bề mặt sản phẩm cần phải nhẵn, mịn, không có vết xước hay khiếm khuyết. Quá trình mài và đánh bóng phải được thực hiện một cách tỉ mỉ để đạt được độ bóng tối ưu.
- Thiết kế: có sự chính xác cao, kiểu dáng và hoa văn chuẩn với yêu cầu ban đầu khi tạo khuôn.
- Khả năng chống chịu thời tiết: chịu được các yếu tố môi trường như mưa, nắng, và độ ẩm mà không bị hư hỏng hay phai màu.
Quy trình sản xuất cổng nhôm đúc tại Nhôm đúc Thành Nam được thực hiện một cách tỉ mỉ và chuyên nghiệp, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến sản xuất và bàn giao sản phẩm. Mỗi bước trong quy trình đều được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng không chỉ đạt tiêu chuẩn về độ bền và thẩm mỹ mà còn đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của khách hàng.
Liên hệ ngay Nhôm Đúc Thành Nam để có được bộ cổng nhôm đúc sang trọng, hiện đại và bền bỉ.
Địa chỉ: Khu làng nghề Hải Vân – Hải Hậu – Nam Định
Hotline: Mr.Sơn – 036.690.7777
Email: lienhe@nhomducthanhnam.com
Website: nhomducthanhnam.com
Giờ làm việc : 06:00 – 23:00 (tất cả các ngày trong tuần)