Chất lượng vật liệu dù tốt đến mấy, nhưng bản thiết kế không tính toán chính xác được kích thước của sản phẩm cũng không thể đảm bảo có được một chiếc cổng tốt. Đặc biệt là độ dày cổng nhôm đúc phải chính xác đến từng milimet. Không được quá mỏng, cũng không được quá dày để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo độ bền. Vậy độ dày chuẩn của cổng nhôm đúc là bao nhiêu? Cùng Nhôm đúc Thành Nam đi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
► Tìm hiểu giá: Cổng nhôm đúc mạ đồng
Tư vấn sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0366.90.7777
Tìm hiểu về cổng nhôm đúc
Nói đến cổng mà ai không biết thì mới có vẻ là lạ bởi nó đã quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đi đâu cũng bắt gặp nó. Không chỉ là một vật được dùng để che chắn, bảo vệ ngôi nhà mà giờ nó còn giống như vật trang trí, giúp công trình thêm lộng lẫy hơn.
Và với những chiếc cổng nhôm đúc thì phải nói giống như đứa con cưng bởi ỉ “vừa đẹp người, vừa đẹp nết”. Vậy tại sao cổng đúc nhôm lại được ví như vậy? Cổng nhôm đúc có bền không? Trước khi tìm hiểu về độ dày cổng nhôm đúc bạn cần phải biết được và hiểu một số điều về chiếc cổng này.
Độ dày cổng nhôm đúc là bao nhiêu?
Một chiếc cổng nhôm đúc phải được lên bản thiết kế hoàn chỉnh với số đo chính xác trước khi bước vào các giai đoạn thực hiện đúc. Với những chiếc cổng này thì độ dày cần có để đảm bảo độ bền, khả năng chống đỡ thì trung bình là từ 60 – 100mm.
Tùy thuộc vào từng loại cổng, kích thước mà độ dày cổng nhôm đúc sẽ thay đổi cho phù hợp. Có nhiều chiếc cổng vẫn có thể làm với độ mỏng nhỏ hơn 60mm, tuy nhiên nó phải là những chiếc cổng có họa tiết đơn giản, chiều cao khoảng 2m4 và cân nặng khoảng 55kg/m2 mà thôi.
Đối với những chiếc cổng lớn, hoa văn cầu kỳ, độ phủ kín mặt cổng nhiều thì độ dày cổng nhôm đúc cũng cần cao hơn. Như vậy có thể nói một cách dễ hiểu rằng độ dày cổng nhôm đúc tỉ lệ thuận với cân nặng của cổng. Trong đó, cân nặng của cổng lại chịu ảnh hưởng của chiều cao, chiều rộng, hoa văn của cổng.
Để có được kích thước cụ thể, độ dày cổng nhôm đúc phù hợp, khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với Nhôm đúc Thành Nam sẽ được tư vấn kỹ hơn.
Như vậy, độ dày cổng nhôm đúc có ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của cổng. Không thể có một cổng lớn nhưng lại mỏng bởi sẽ không an toàn khi sử dụng. Vậy nên, bạn cần có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp để đo đạc chính xác, hoàn chỉnh nhất. Mọi thắc mắc hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Nhôm đúc Thành Nam, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết miễn phí.
Cổng nhôm đúc được làm từ vật liệu gì?
Giữa rất nhiều vật liệu thì nhôm lại được rất ưa chuộng, chọn mặt gửi vàng để chế tác ra những chiếc cổng. Bởi lẽ, nhôm có độ bền, đáp ứng được độ nặng vừa phải và phù hợp với tài chính. Tuy nhiên, để đảm bảo cổng sử dụng được trong một thời gian dài thì lại cần lưu ý đến tỷ lệ các thành phần.
Trong hợp kim nhôm làm cổng nhôm đúc sẽ cần chứa đến ít nhất là 85% nhôm nguyên chất. 15% còn lại sẽ là chỗ cho các chất dùng vào việc tạo kết dính như: Đồng, Lưu huỳnh, Mangan,…
Có nhiều cơ sở lựa chọn việc làm giảm tỷ lệ nhôm nguyên chất xuống và thay vào đó bằng nhiều tạp chất khác hay nhôm phế phẩm. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng của cộng rất nhiều. Nó có thể làm cổng nhanh xuống cấp, dễ xỉn màu, bị giòn. Vậy nên hãy cân nhắc thật cẩn thận khi lựa chọn nơi mua cổng nhôm có sử dụng vật liệu đạt chuẩn.

Quy trình làm cổng nhôm đúc
Quy trình làm cổng nhôm đúc rất cầu kỳ và cần thực hiện trong một thời gian dài. Dưới đây là khái quát những công đoạn quan trọng nhất để hoàn thành một chiếc cổng.
Bước 1: Lên bảng thiết kế
Khách hàng có thể chọn lựa mẫu cổng nhôm đúc có sẵn hoặc thuê thiết kế của cơ sở để tạo ra mẫu mã đặc biệt mang dấu ấn của cá nhân. Sau khi chốt được bản vẽ cuối cùng sẽ tiến hành đo đạc chính xác lại kích thước cổng cụ thể: chiều cao, chiều dài, chiều rộng, độ dày cổng nhôm đúc, kích thước của các hoa văn,…
Bước 2: Nung nhôm
Nhôm cần được đun chảy, có thể đun thủ công hoặc đun bằng máy. Việc đun chảy nhôm bằng máy sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn khi dễ dàng kiểm soát được nhiệt độ.
Bước 3: Đúc khuôn gỗ
Khuôn gỗ được đúc chính xác với hình ảnh, kích thước của cổng thực.
Bước 4: Đúc cổng
Ở bước này mất nhiều thời gian và cần sự giúp của khuôn cát và công nghệ hút chân không ( nếu có). Thợ gia công cần thực hiện chính xác để đổ nhôm vào đúng theo khuôn, không để tình trạng mất hay thiếu đường nét, hoa văn.
Bước 5: Đợi khô
Mất khoảng hơn 1 tuần để nhôm khô, sau đó lấy cổng ra khỏi khuôn
Bước 6: Phun sơn
Cần phun nhiều lớp sơn để tạo màu sắc cũng như bảo vệ cổng khỏi bị oxy hóa, han gỉ trong quá trình dùng lâu dài.
Phân loại cổng nhôm đúc
Có thể phân loại cổng nhôm đúc theo nhiều tiêu chí. Cách chia cổng nhôm đúc như thế nào sẽ tác động đến giá cả của sản phẩm. Một số cách phân loại cơ bản như sau:
Cổng nhôm đúc theo thiết kế cánh:
- Cổng nhôm đúc 1 cánh
- Cổng nhôm đúc 2 cánh
- Cổng nhôm đúc 4 cánh
► Xem thêm: “Ưu điểm của cổng nhôm đúc 4 cánh“
Cổng nhôm đúc theo công nghệ đúc:
- Cổng nhôm đúc thường
- Cổng nhôm đúc chân không
Cổng nhôm đúc theo thiết kế bề mặt cổng:
- Cổng nhôm đúc mặt thoáng
- Cổng nhôm đúc mặt kín
- Cổng nhôm đúc mặt nửa thoáng nửa kín
Tư vấn sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0366.90.7777
Như vậy, độ dày cổng nhôm đúc có ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của cổng. Không thể có một cổng lớn nhưng lại mỏng bởi sẽ không an toàn khi sử dụng. Vậy nên, bạn cần có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp để đo đạc chính xác, hoàn chỉnh nhất. Mọi thắc mắc hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Nhôm đúc Thành Nam, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết miễn phí.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ
TNHH NHÔM ĐÚC THÀNH NAM
- Địa chỉ: Khu làng nghề Hải Vân – Hải Hậu – Nam Định
- Điện thoại
- Mr.Huong: 0366.907.777
- Mr.Son: 0911.519.788
- Email: lienhe@nhomducthanhnam.com
- Giờ làm việc : 06:00 – 23:00 (tất cả các ngày trong tuần)